Là điểm đến du lịch, văn hóa nổi tiếng của khu vực duyên hải miền Trung, Tháp Chàm- Ninh Thuận là địa điểm được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước yêu thích. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số nét độc đáo của khu du lịch Tháp Chàm- Ninh Thuận.
Nội dung tóm tắt
1. Tháp Chàm- Ninh Thuận ở đâu?
Tháp Chàm- Ninh Thuận tọa lạc trên một đồi Trầu thuộc phường Đô Vinh, Thành phố Phan Rang Tháp Chàm. Cách thành phố Hồ Chí Minh 350 kilomet. Xuất phát từ ngã 5 Phủ Hà các bạn đi theo đường 21/8 hướng đi Đà Lạt.
Du lịch Tháp Chàm- Ninh Thuận
Cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng 7 km về phía tây, là địa điểm nổi tiếng trong các điểm đến trên bản đồ du lịch Ninh Thuận. Di tích tháp Pô Klong Garai là quần thể tháp Chàm được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, nằm trên đồi Trầu. Đây là một công trình độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chămpa.
*** Bạn có thể xem thêm: Du lịch Cà Ná – Ninh Thuận: Tổng hợp những điều cần biết
2. Đôi nét về lịch sử – văn hóa Tháp Chàm- Ninh Thuận
Tháp Pô Klông Garai là một quần thể gồm 3 ngôi tháp, tháp chính thờ tượng vua Pô Klông Garai, tháp cổng ở phía đông và tháp thần lửa chếch phía nam có mái hình thuyền. Quần thể tháp được bao bởi một khung tường thành. Đây là một công trình thờ cúng song có giá trị nghệ thuật kiến trúc xây dựng và điêu khắc đạt đến mức hoàn mỹ.
Tháp chính cao trên 20 mét, nhiều tầng, tầng trên là sự lập lại tầng dưới thu nhỏ cho đến đỉnh là một trụ đá nhọn, biểu tượng là một Linga. Ở các tháp lên dần đều là các ụ vuông nhỏ, các góc có gắn tượng thú bằng đá và các hình ngọn lửa bằng gạch nung.
Trong ngôi tháp Chính thờ vua Po Klong Garai (1151 – 1205) với biểu tượng Mukha – Linga. Tháp Po Klong Garai là lăng tưởng nhớ ngài Klong Garai, một vị vua đã được thần thoại hóa. Theo truyền thuyết, mẹ vua là người không rõ lai lịch, được hai vợ chồng già nhặt về từ một bọc vải trên đập Nha Trinh. Bà mang thai vì uống nước trên một tảng đá lớn trong rừng rồi sinh ra một người con xấu xí, khắp mình ghẻ lở và đặt tên là Po Ong.
Đôi nét về lịch sử – văn hóa Tháp Chàm- Ninh Thuận
Lớn lên, Po Ong đi chăn trâu và khi ngủ được rồng quấn quanh người, mọi vết ghẻ lở biến mất. Khi nhà vua lúc bấy giờ băng hà, con voi trắng trong triều chạy ra ngoài, tới quỳ phục trước Po Ong và mời ông về triều. Từ đó, dân chúng tôn ông lên làm vua lấy tên Po Klong Garai.
Mỗi năm người Chăm tổ chức lễ hội trên tháp 3 lần là: Lễ Mở cửa tháp, lễ Kate thờ thần Cha và lễ Cambun thờ thần Mẹ. Vào cuối tháng 10 hàng năm, người Chăm Ninh Thuận thường hành hương đến tháp vào dịp lễ hội Kate. Đến đây mọi người cùng cúng tế và cầu nguyện cho mùa màng bội thu. Trang phục rực rỡ của các thiếu nữ cùng sắc màu đỏ trắng độc đáo của chức sắc Chăm là một trong những điểm thu hút của lễ hội này.
3. Tìm hiểu kiến trúc Tháp Chàm- Ninh Thuận
Di tích Tháp Chàm là môt công trình kiến trúc độc đáo, được công nhận là công trình độc đáo, là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chămpa. Vẻ đẹp của Po Klong Garai không tập trung vào mỗi ngọn tháp mà là một tổng thể hài hòa với hướng nhìn lên đỉnh núi.
Ba ngọn tháp tiếp nối liên tục theo trục ngang, hướng Đông – Tây. Từ xa, từng lớp mái nổi dần lên mô phỏng núi Meru trùng điệp cùng các họa tiết lá nhĩ.
Kiến trúc tháp là hệ thống điêu khắc trên mái tháp chính
Mọi tháp Chăm đều có mái mô phỏng núi Meru trong thần thoại Ấn Độ. Tại Po Klong Garai, từng lớp mái chồng lên nhau xen lẫn tượng điêu khắc ẩn hiện từ 4 phía, hay phù điêu người ngồi ẩn vào trong từng hốc lá đề và tượng tiên nhô ra tại các góc.
Tượng và nóc tháp xếp lớp, đổ bóng lên nhau, vừa có thứ tự chính phụ, vừa đan xen ma mị. Phù điêu Shiva đang múa trên cửa tháp chính và có thể nhìn xuyên qua cửa tháp cổng.
Trên đây là một số thông tin chính về khu du lịch Tháp Chàm- Ninh Thuận. Bài viết hi vọng đã đem đến tin tức hữu ích, giúp bạn tìm hiểu địa điểm du lịch Tháp Chàm đầy đủ nhất.