Bình Thuận giáp tỉnh nào

Bình Thuận giáp tỉnh nào? Tổng quan về tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận giáp tỉnh nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin tổng quan về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Thuận trong bài viết dưới đây nhé.

Nội dung tóm tắt

1. Bình Thuận giáp tỉnh nào?

Bình Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích là 7.812,8 km². Tỉnh này có đường bờ biển dài 192km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná (Ninh Thuận) đến bãi bồi Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Bình Thuận có tọa độ địa lý từ 10o33’42” đến 11o33’18” vĩ độ Bắc, từ 107o23’41” đến 108o52’18” kinh độ Ðông. Trung tâm tỉnh là thành phố Phan Thiết nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200km về phía nam, cách thành phố Nha Trang khoảng 250km, cách Hà Nội khoảng 1.518km về phía bắc.

  • Phía Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận
  • Phía Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng
  • Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai
  • Phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bình Thuận giáp tỉnh nàoBình Thuận giáp tỉnh nào?

 Xem thêm:Tìm hiểu về tỉnh Bình Thuận có bao nhiêu huyện?

2. Vài nét về tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Bình Thuận

Giao thông

Bình Thuận nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc – Nam. Tỉnh này có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28 và các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác.

  • Đường sắt Bắc – Nam qua tỉnh với chiều dài 190km và qua 11 ga, quan trọng nhất là ga Bình Thuận.
  • Đường biển:Tỉnh Bình Thuận có vùng biển rộng, với đường bờ biển dài 192km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại, cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào. Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn.
  • Đường hàng không: Ngày 18/1/2015, khởi công xây dựng sân bay Phan Thiết tại xã Thiện Nghiệp.
  • Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Bình Thuận.

Dân cư

Tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố Phan Thiết, 1 thị xã La Gi cùng 8 huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tuy Phong, Tánh Linh, Đức Linh và Phú Quý.

Tính năm 2019, dân số của tỉnh đạt 1.230.808 người. 38,1% dân số sống ở đô thị và 61,9% dân số sống ở nông thôn. Tuy nhiên, dân cư tỉnh phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Tập trung đông nhất tại Thành phố Phan Thiết với dân số chiếm gần 1/4 dân số toàn tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 34 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm, Raglai, Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa – thành phố Phan Thiết), Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng, Mường…

Kinh tế

Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ, trong năm 2019, kinh tế tỉnh Bình Thuận tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh tăng 11,09%. Trong đó, GRDP bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng, tương đương 2.681 USD, tăng 12,94% so với cùng kỳ năm 2018. 

Bên cạnh đó, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân tiếp tục được nâng lên; thu nhập bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 43,6 triệu đồng/năm, tăng 8,36%. Công tác xóa đói giảm nghèo, chăm sóc các gia đình và những người có công với cách mạng được tiếp tục quan tâm. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo chuẩn đa chiều năm 2019 giảm 0,7%, còn 2,02% và tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế có nhiều cố gắng, ước đạt 86%.

Khoáng sản

Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại: vàng, chì, kẽm, wolfram, nước khoáng, cát thủy tinh, đá granite và các phi khoáng khác. Trong đó, nước khoáng, sét, đá xây dựng có giá trị thương mại và công nghiệp.

Ngoài ra, dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh Bình Thuận, với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60km. Hiện có 3 mỏ dầu Rạng Đông, Sư Tử Đen và Rubi đang khai thác.

Bình Thuận giáp tỉnh nàoBình Thuận là một trong những ngư trường lớn nhất nước ta

Thủy sản

Tỉnh Bình Thuận có chiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc Lâm Đồng chảy qua. Gồm các sông như Cà Ty, La Ngà, sông Quao, Lòng Sông, sông Phan, sông Mao và sông Lũy.

Bên cạnh đó, tỉnh này còn có vùng lãnh hải rộng 52 nghìn km² nên rất thuận lợi để nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy, Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn của Việt Nam trữ lượng khai thác đánh bắt hải sản đạt 240.000 tấn hải sản các loại. Đặc biệt, sò điệp là đặc sản của biển Bình Thuận, tập trung ở 4 bãi chính là La Khế, Hòn Rơm, Hòn Cau và Phan Rí, cho phép đánh bắt 25-30 nghìn tấn/năm.

Nông – Lâm nghiệp

Tỉnh Bình Thuận có 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 50.000 ha đất lúa. Hiện nay, tỉnh đang đầu tư để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả như thanh long, điều, bông vải, cao su, tiêu…

Với diện tích 400.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu m³ và thảm cỏ. Đây là tiền đề thuận lợi để lập các nhà máy chế biến gỗ và phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc và lập nhà máy chế biến thịt bò, heo…  

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Bình Thuận giáp tỉnh nào?

Tổng hợp

Rate this post