Tây Nguyên là vùng nào? Điều kiện tự nhiên ở đây ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Nội dung tóm tắt
Tây Nguyên là vùng nào?
Tây Nguyên trước đây còn được gọi với cái tên Cao Nguyên Trung phần Việt Nam. Tây Nguyên gồm nhiều tỉnh với địa hình cao nguyên là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng sắp xếp theo vị trí từ Bắc xuống Nam. Tây Nguyên thuộc miền Trung Việt Nam, Tây Nguyên cùng với Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ là 3 tiểu vùng tạo hợp thành miền Trung của Việt Nam.
Tây Nguyên có diện tích khoảng 54.7 nghìn km vuông, bằng tổng diện tích của 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên phía bắc giáp với tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp với các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía Nam giáp với tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía Tây giáp với tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia).
Vì là vùng đất không giáp biển, lại khá gần xích đạo nên khí hậu của Tây Nguyên nắng và khô nên thích hợp cho sự phát triển của các loại cây công nghiệp đặc biệt là cà phê. Khách du lịch đến với Tây Nguyên sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp thiên nhiên đầy sức sống từ núi rừng cao nguyên, những đồi cà phê bát ngát, những thác nước vũng vĩ và cả nét văn hóa đa dạng độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại nơi đây.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Tây Nguyên
Bên cạnh thắc mắc về Tây Nguyên là vùng nào thì những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng cũng được độc giả quan tâm. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng tây nguyên có nhiều nét đặc sắc.
Địa hình: Tây Nguyên nằm ở phía Tây của dãy Trường Sơn với bề mặt địa hình dốc thoải dần từ Đông sang Tây, đón gió Tây nhưng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào. Địa hình của vùng cũng chia cắt phức tạp có tính phân bậc rõ ràng, bao gồm:
+ Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của vùng. Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với qui mô lớn. + Địa hình vùng núi.
+ Địa hình thung lũng chiếm diện tích không lớn; chủ yếu phát triển cây lương thực, thực phẩm và nuôi cá nước ngọt.
Về khí hậu Tây Nguyên nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan. Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao.
Về tài nguyên nước tại Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Srêpok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai. Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối. Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu. Nguồn nước ngầm tương đối lớn nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét.
Về tài nguyên đất đai thì diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượn sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu, Đăk Nông, Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều… và rừng; Đất đỏ vàng diện tích khoảng 1,8 triệu ha, kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp nên thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực.
Tài nguyên rừng thì vùng Tây nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam. Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Tây Nguyên là vùng nào. Có thể thấy đây là mảnh đất hòa trộn tuyệt vời của vẻ hùng vĩ, huyền bí với nét hữu tình, nên thơ, xứng đáng là một điểm đến hấp dẫn dành cho du khách trong thời gian tới.