Tỉnh Bình Thuận có bao nhiêu huyện? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những thông tin tổng quan về tỉnh này để giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Nội dung tóm tắt
1. Tổng quan về của tỉnh Bình Thuận
Vị trí địa lý
Bình Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có đường bờ biển dài 192km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná (Ninh Thuận) đến bãi bồi Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu). Trung tâm tỉnh là thành phố Phan Thiết cách TP.HCM khoảng 200km về phía nam, cách thành phố Nha Trang khoảng 250km và cách Hà Nội khoảng 1.518km về phía bắc.
Phía Bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai. Còn phía Tây Nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu, ở phía Đông và Nam giáp Biển Đông.
Khí hậu
Tỉnh Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước, quanh năm có nhiều nắng và nhiều gió. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 – 10 và mùa khô từ tháng 11 – 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm dao động từ 26 – 27°C.
Tỉnh Bình Thuận có đường bờ biển dài
➤ Xem thêm: Những thông tin tổng quan về tỉnh Ninh Thuận
Địa hình
Địa hình tỉnh Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản đó là núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp và địa hình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc – tây nam. Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết khoảng 120km.
Trên địa bàn tỉnh có các ngọn núi cao như: Đa Mi (1.642 m), Dang Sruin (1.302m), Ông Trao (1.222m), Gia Bang (1.136m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017m). Bên cạnh đó, có một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi Mũi Né, Kê Gà, La Gàn, Hòn Rơm và Mũi Nhỏ.
Khoáng sản
Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại: vàng, chì, kẽm, wolfram, nước khoáng, cát thủy tinh, đá granite và các phi khoáng khác. Trong đó, nước khoáng, sét và đá xây dựng có giá trị thương mại và công nghiệp.
Ngoài ra, dầu khí cũng được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh Bình Thuận, với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60km. Hiện nay, có 3 mỏ dầu đang khai thác là Rạng Đông, Sư Tử Đen và Rubi.
Văn hoá
Bình Thuận là một tỉnh có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, đặc biệt là văn hoá Chăm pa với nhóm di tích Tháp Po Sha Nư, đền thờ Po Klong Mơhnai cùng hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ. Trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu.
Bên cạnh đó, nơi đây còn lưu giữ các công trình kiến trúc cổ có đền, tháp, đình, chùa, lăng, miếu đan xen với các di tích khảo cổ học, di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội truyền thống… đem lại cho mảnh đất Bình Thuận những nét văn hóa riêng và độc đáo.
Du lịch
Bình Thuận là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nơi đây có nhiều cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi. Với đường bờ biển dài gần 200km, trong đó có nhiều bãi biển sạch đẹp, đồi cát, rừng cây ven biển, có suối nước nóng, nước khoáng… phát triển nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí hay sinh thái. Có nhiều hồ, thác nước và rừng thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái.
Các điểm du lịch nổi tiếng của Bình Thuận như: Phan Thiết, Mũi Né, Hàm Tân, Đồi Dương… Đây là những khu du lịch văn hoá – thể thao với các loại hình tắm biển, câu cá, du thuyền săn bắn và chơi golf. Ngoài ra, tỉnh này còn có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, danh lam thắng cảnh hấp dẫn như chùa Hang, dinh Thầy Thím, lầu ông Hoàng gắn với nhà thơ Hàn Mặc Tử, di tích và lễ hội Nghinh Ông…
Tỉnh Bình Thuận có bao nhiêu huyện?
2. Tỉnh Bình Thuận có bao nhiêu huyện?
Tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Đó là thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, cùng các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong, Tánh Linh, Hàm Tân, Đức Linh và Phú Quý.
Tính đến năm 2019, dân số của tỉnh Bình Thuận đạt 1.230.808 người. 38,1% dân số sống ở đô thị và 61,9% dân số sống ở nông thôn. Bên cạnh đó, dân cư tỉnh này phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Tập trung đông nhất tại thành phố Phan Thiết với dân số 272.457 (2015) chiếm gần 1/4 dân số toàn tỉnh. Tiếp đến là Phan Rí Cửa, Thị xã La Gi và dân số khá thưa thớt tại các huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Tân.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 34 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm, Raglai, Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa – thành phố Phan Thiết), Cơ Ho, Chơ Ro, Tày, Nùng, Mường…
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc tỉnh Bình Thuận có bao nhiêu huyện.
Tổng hợp