Kiên Giang là địa điểm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước. Vậy Kiên Giang thuộc miền nào? Điều kiện tự nhiên ở vùng đất này ra sao?. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Nội dung tóm tắt
Điều kiện tự nhiên tỉnh Kiên Giang
Đặc điểm địa hình
Kiên Giang với diện tích 6.348,53km2 đã trở thành tỉnh có diện tích lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam, chỉ sau tỉnh Bình Phước. Phần lãnh thổ của Kiên Giang không chỉ có đất liền mà còn có nhiều hải đảo. Ngoài khơi, vùng biển có hơn 143 hòn đảo. Trong đó, 43 đảo có cư dân sinh sống và khoảng 105 đảo nổi lớn, nhỏ khác nhau.
Nếu tính riêng phần đất liền, Kiên Giang nằm trong tọa độ từ 9°23’50 – 10°32’30 vĩ Bắc và 104°26’40 – 105°32’40 kinh Đông, đường biên tiếp giáp với:
- Phía Đông:An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ.
- Phía Tây:Vịnh Thái Lan (đường bờ biển dài hơn 200km).
- Phía Nam:Cà Mau.
- Phía Bắc:Tỉnh Kampot, Campuchia (biên giới dài 56,7km).
Xem thêm: Kiên giang có đặc sản gì?
Với vị trí này Kiên Giang vô cùng thuận lợi cho việc giao lưu, chia sẻ văn hóa với bạn bè các nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó, với tài nguyên rừng và biển trù phú, vùng đất này còn có tiềm năng phát triển kinh tế cực cao.
Khí hậu
Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm; nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 27 – 27,50C; lượng mưa trung bình hàng năm rơi vào khoảng 1.600 – 2.000 mm ở đất liền và 2.400 – 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu ở đây rất thuận lợi cho sự phát triển và sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
Kiên Giang thuộc miền nào
Kiên Giang là một tỉnh vùng ven biển, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở phía Nam nước ta. Là nơi qua lại giáp biên với các nước khác như Campuchia, Vịnh Thái Lan, và vùng biển Malaysia,… Với vị trí địa lý này hết sức thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế, xã hội.
Là một địa phương có đường bờ biển dài 200km và quyến rũ bậc nhất tại Việt Nam, đồng thời được mẹ thiên nhiên ưu ái cho sở hữu trên 137 đảo lớn – nhỏ, Kiên Giang là tỉnh cực kỳ tiềm năng về du lịch cũng như giao thương giữa các nước trên thế giới.
Sở hữu diện tích 6.299 km², Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện; trong đó có 02 thành phố thuộc tỉnh (thành phố Rạch Giá, thành phố Hà Tiên) và 13 huyện (trong có 02 huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải) với tổng số 145 xã, phường, thị trấn.
Xem thêm: Kiên Giang có bao nhiêu huyện?
Kiên Giang nổi tiếng với đường bờ biển dài hơn 200 km, nơi quy tụ 137 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là Phú Quốc diện tích 567 km² và cũng là đảo lớn số 1 tại Việt Nam.
Kiên Giang có 4 vùng đất đai chính là vùng phù sa ngọt thuộc tây sông Hậu, vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo ở Phú Quốc và Kiên Hải.
Trong đó, Đất nông nghiệp, chiếm 64,2% diện tích tự nhiên, đất rừng chiếm 122,8 nghìn ha, đất chuyên dùng 35,4 nghìn ha, đất ở 10,1 nghìn ha. Ngoài ra tỉnh còn có trên 70 nghìn ha đất hoang hoá và sản xuất chưa ổn định với hơn 25 nghìn ha vườn tạp.
Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng khoáng sản tương đối lớn mặc dù đang ở mức thăm dò, nghiên cứu nhưng bước đầu đã xác định được 152 điểm quặng và 23 mỏ khoáng sản các loại khác. Trữ lượng đá vôi toàn tỉnh hiện có 440 triệu tấn, trong đó trữ lượng khai thác công nghiệp là 235 triệu tấn, đủ nguyên liệu để sản xuất 4,6 triệu tấn clinker/năm trong suốt 40 năm. Than bùn, ước tính còn khoảng 150 triệu tấn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi đến bạn đọc về vấn đề Kiên Giang thuộc miền nào. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn đọc.