Những điều cần biết về quy định miễn giảm học phí

Hiện nay, việc miễn giảm học phí tại các trường học được quy định như thế nào? Năm 2018 có thay đổi gì không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc như sau:

Quy định miễn giảm học phí

Các đối tượng được giảm học phí sẽ ở các mức 70%, 50% và được hỗ trợ chi phí học tập. Có 3 nhóm đối tượng được hỗ trợ giảm 70% học phí bao gồm:

– Học sinh, sinh viên các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường: Văn hóa, nghệ thuật công lập và ngoài công lập. Bao gồm các ngành: nhạc công kịch hát, nghệ thuật và biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, biểu diễn nhạc cụ truyền thống …

– Học sinh, sinh viên các chuyên ngành: Nhã nhạc, cung đình, chèo, tuồng, cải lương … và một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp. Các ngành học nặng nhọc, độc hại , nguy hiểm được Bộ lao động thương binh và xã hội quy định .

– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.

Quy định miễn giảm học phí

Có hai nhóm đối tượng được giảm 50% học phí gồm:

Miễn giảm học phí 2018 cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp thường xuyên.

– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng chính phủ.

Ngoài ra nghị định còn quy định rõ các đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập là trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hỗ nghèo. Hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ, tàn tật, khuyết tật và có khó khăn về kinh tế… Thực hiện việc miễn giảm học phí sẽ được thực hiện trong thời gian học tập tại nhà trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí ….

Các đối tượng được miễn giảm học phí

Các đối tượng được miễn giảm học phí
  • Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng.
  • Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).
  • Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
  • Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng.
  • Sinh viên học chuyên ngành Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh (tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước).
  • Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
  • Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.
  • Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương quy định.
  • Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Đối với sinh viên cần phải nộp hồ sơ, đơn xin miễn giảm học phí cho sinh viên để nhà trường có thể nắm bắt được và thực hiện theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)